1. Thịt đỏ
Bạn có thể có suy nghĩ tốt và rất kiên định tăng lượng protein và giảm ăn tinh bột. Nhưng tiêu thụ protein từ những nguồn không chính xác cũng sẽ mang lại tác dụng ngược lại và một cái bụng béo. Hãy thử nạp protein từ cá, thịt gà, và giảm lượng tiêu thụ thịt đỏ.
2. Đường
Đường có rất nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể và đương nhiên cũng liên quan đến mỡ bụng dư thừa. Không ăn đường hoàn toàn sẽ rất khó khăn nên bạn có thể hạn chế lượng tiêu thụ mỗi ngày và dung nạp đường từ những nguồn như sữa chua, nước trái cây, và cà phê .
3. Rượu
Tuy rượu vang đỏ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng calo từ rượu sẽ được lưu trữ 1 phần ở mỡ bụng. Vì thế điều quan trọng là hãy tiêu thụ điều độ.
4. Thức ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho cơ thể bởi chứa lượng đường, natri cao. Nó còn chứa cả chất béo không bão hòa có hại. Chất béo không bão hòa giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn nhưng cũng gây ra viêm và mỡ bụng dư thừa.
5. Tinh bột
Bạn không cần phải giảm tinh bột để khỏe mạnh, nhưng bạn cần phải chọn đúng nguồn tinh bột lành mạnh. Tinh bột tinh chế chứa ít chất xơ và giá trị dinh dưỡng, cũng được chứng minh là làm tăng mỡ bụng. Trong khi đó chất xơ ngũ cốc lại có tác dụng làm giảm mỡ bụng.
6. Phô mai
Phô mai có thể chứa chất béo bão hòa và ăn quá nhiều phô mai sẽ làm lượng chất béo tích tụ ở bụng. Nhưng chế độ ăn uống không có phô mai sẽ rất nhàm chán nên bạn chỉ cần ăn điều độ và bù lại cảm giác thèm ăn ở thực phẩm có chất béo lành mạnh như trong cá hồi, dầu, và quả óc chó.
7. Sữa
Trong quá trình phát triển, có một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose khiến dạ dày khó tiêu và có thể gây ra đầy hơi. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa chưa tách kem cũng có thể dẫn đến béo bụng khi tiêu thụ quá nhiều.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập eo thon bụng phẳng tại nhà