2017-03-15 11:19:53
{"tu-van":"T\u01b0 v\u1ea5n"}
{"giac-ngu-co-bap":"gi\u1ea5c ng\u1ee7 c\u01a1 b\u1eafp","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh","thieu-ngu":"thi\u1ebfu ng\u1ee7"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9kYW5naHV5LzIwMTcvMDMvMTUvbjEtMTExNy5qcGc=.webp

ngủ có làm giảm cơ bắp không?

Ngủ là thời gian để cơ thể hồi phục tốt nhất. Khi ngủ, cơ thể giảm hoạt động ở phần lớn các bộ phận để tập trung cho việc hồi phục tế bào bị hư hại, đặc biệt là tế bào cơ bắp.

 Dưới đây là bài chia sẻ của vận động viên, huấn luyện viên thể hình Lương Quang Huy (Hà Nội) về tác động của việc thiếu ngủ đến cơ bắp:

n1

 

Bản chất của việc tập luyện là phá vỡ các tế bào cơ bắp cũ và xây dựng tế bào cơ bắp mới bằng cách vận động nặng. Ngủ là thời gian để cơ thể hồi phục tốt nhất. Trong thời gian này, cơ thể giảm hoạt động ở phần lớn các bộ phận để tập trung cho việc hồi phục tế bào bị hư hại, đặc biệt là những tế bào cơ bắp đã hoạt động quá tải trước đó. Cơ thể của người thiếu ngủ không đủ thời gian để phục hồi tế bào cơ bắp, dẫn đến việc cơ bắp mất đi không được tái tạo lại.

n2

 

Thiếu ngủ, cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải, không thể tập những động tác nâng tạ nặng, đòi hỏi sức mạnh và sự tập trung cao độ. Não sẽ ép cơ thể thích nghi với hoạt động nhẹ bằng cách giảm khối lượng cơ. Đây là điều khiến các vận động viên rất quan trọng việc ngủ đủ giấc, vì khối lượng tạ là ưu tiên gần như hàng đầu với buổi tập.

Khi ngủ, cơ thể tiết ra HGH (hormone tăng trưởng) – nội tiết tố kích thích các bộ phận cơ thể phát triển, xương, cơ bắp, nội tạng… Hormone này sản xuất mạnh khi cơ thể ngủ say nhất (3-4 tiếng sau khi bắt đầu ngủ). Việc thiếu ngủ dẫn đến hormone tăng trưởng không thể sản sinh, cơ bắp khó phát triển.

Bên cạnh đó, cơ thể bị thiếu ngủ, tuyến thượng thận tiết ra nội tiết tố cortisol gây stress để ép não phải tỉnh táo. Stress kìm hãm sự phát triển cơ bắp và giảm mỡ để đưa cơ thể vào trạng thái ít tiêu tốn năng lượng nhất (cơ bắp tiêu tốn rất nhiều năng lượng). Ngoài ra, cortisol còn ức chế sản sinh hormone tăng trưởng. 


n3

 

Song song, cortisol cũng ức chế sản sinh hormone tăng trưởng và các hormone gây hưng phấn, khiến người tập luyện không thể tập nặng và phát triển cơ bắp như mong muốn.

Thiếu ngủ còn khiến não đòi hỏi nguồn năng lượng thay thế cho nguồn năng lượng đáng lẽ tạo nên từ việc trao đổi chất trong lúc ngủ. Điều đó khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn, cơ thể có xu hướng nạp nhiều đường để bổ sung năng lượng, có thể gây ra bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, lượng protein nạp qua thức ăn bị dồn ứ, không được phân hủy thành các phân tử amino axit đưa đến các tế bào cơ bắp, dẫn đến việc mất cơ. 

Để cơ bắp có điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên đặc biệt quan tâm đến giấc ngủ hàng ngày bên cạnh tập luyện và chế độ dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập thể hình hiệu quả

Bài viết mới nhất

Chiêu giữ dáng của mẫu Hàn Alist Mary trong tà áo dài tại Hội An

Alist Mary được nhiều người dùng mạng tại Việt Nam biết tới khi đăng tải những khoảnh khắc xinh như nàng thơ khi tới...

5 bài tập tạ giúp cánh tay săn chắc

Cánh tay săn chắc, khỏe khoắn, không có mỡ thừa là mơ ước của nhiều người khi tập luyện. Một số bài tập với...

Hai anh em ‘người khổng lồ’ ở TP.HCM: Vượt qua thử thách, thay đổi cuộc sống bằng chiều cao phi thường

Hai anh em Nguyên Ngọc và Nguyên Bảo, sở hữu chiều cao khủng lên đến 2 mét, là minh chứng cho nghị lực phi...

Nhóm tài tử Hàn Quốc cởi trần trên đường phố Nha Trang, khoe cơ bắp cuồn cuộn

Park Hae Jin kết hợp công việc và nghỉ dưỡng khi đến Việt Nam. Anh gây chú ý khi xuất hiện trên đường phố...

Vóc dáng săn chắc, gợi cảm như gái trẻ của người phụ nữ 64 tuổi gây sốt mạng

Người phụ nữ Trung Quốc 64 tuổi đang khiến cư dân mạng 'phát sốt' vì hâm mộ khi khoe vóc dáng săn chắc, gợi...