[letsop_shortcode_excerpt_default_jRlKAZ]Liên hoan Võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 là cuộc hội ngộ lịch sử của làng võ thuật thế giới với sự hiện diện của nhiều môn võ “lạ”. Không đơn thuần chỉ là võ thuật mà còn là đại diện cho một nền văn hoá, một con đường phát triển, một bối cảnh xã hội khác nhau.[/letsop_shortcode_excerpt_default_jRlKAZ]
BULKEMPO- TINH HOA NGOẠI NHẬP CÙNG VĂN HÓA BẢN ĐỊA LUTA LIVRE TINH HOA VÕ TỰ DO ĐƯỜNG PHỐ BRAZIL
Sau đây là những môn võ trong 3 ngày diễn ra Liên hoan do nhãn hàng nước tăng lực Number 1 tài trợ chính gây ấn tượng mạnh đối với người hâm mộ:
Arnis – Võ gậy của Philippines
Arnis là môn võ sử dụng vũ khí đặc trưng xuất hiện tại Philippines từ thế kỷ 15, còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác như Arnis de Mano, Eskrima, Kali, Krabi Krabong, Trumbu… Tại Việt Nam, Arnis còn có nghĩa là võ gậy.
Arnis – Võ gậy của Philippines
Người học võ Arnis vốn được trui rèn trong môi trường chiến đấu ở rừng núi chật hẹp; vì vậy không những có lối đánh hiểm hóc, gãy gọn mà còn phát huy được thế mạnh thể trạng nhỏ bé nhưng nhanh nhạy của người Nam Á.
Ngay khi xuất hiện tại Liên hoan võ thuật quốc tế TP.HCM, môn võ này đã kích thích trí tò mò của người hâm mộ bởi sự “độc và lạ” của nó. Chính nét đặc sắc “không đụng hàng” của Arnis đã tạo cho đoàn võ thuật Philippines có một dấu ấn đặc biệt đối với khán giả Việt.
Bulgari Kempo – tinh hoa ngoại nhập hoà cùng văn hoá bản địa
Bulgari Kempo là môn võ truyền thống của nhiều nước phương Đông, sau đó du nhập vào Bulgari và được biến hóa, cải biên để phù hợp với đặc điểm thể trạng và văn hóa của đông Âu.
Sở hữu nhiều nhóm kỹ thuật khác nhau, Bulkempo đặc biệt chú trọng và các đòn tấn công bằng tay, các kỹ thuật vật ngã cũng như khả năng cảm nhận chuyển động và nhịp điệu của cơ thể để dễ dàng kết hợp đòn thế một cách “trôi chảy”.
Bulkempo – một trong những môn võ ấn tượng nhất tại Liên hoan võ thuật
Trên thảm đấu Liên hoan võ thuật Quốc tế TP.HCM 2016 đoàn võ thuật Bulgaria đã ghi điểm trong mắt khán giả với sự kết hợp giữa Kempo và múa dân vũ. Điều này khiến cho yếu tố “nghệ thuật” trong Bulkempo trở thành một trong những nét tinh hoa đặc sắc và khó nhầm lẫn nhất, thậm chí khiến Bulkempo gần như thoát khỏi cái bóng của một “hệ phái Kempo”, xứng đáng được gọi tên như một môn võ riêng biệt.
Muay Thai – tàn khốc nhưng “quyến rũ”
Muay Thai là môn võ cổ truyền phổ thông của Thái Lan được biết đến như là “nghệ thuật của 8 bộ phận”, vận dụng những cú đá, đấm, đầu gối và cùi chỏ rất linh hoạt và sắc bén.
Muay Thai – tàn khốc nhưng “quyến rũ”
Muay Thai bắt đầu được phổ biến trong quần chúng, binh sĩ khắp nơi cũng được huấn luyện và áp dụng các đòn thế có độ sát thương cao. Khi hai đấu thủ giao đấu, họ phải nỗ lực tung các cú đấm nảy lửa; dùng đấu gối (tấn công ngay sườn, bụng, hông của đối thủ), khuỷu tay chỏ (vào đầu, cổ; chân nhảy đá song phi…) để khiến đối phương đo ván.
Chính sự khốc liệt, tàn bạo và luật thi đấu đặc trưng đã khiến Muay Thai nhanh chóng trở thành môn võ được yêu thích và tại sự kiện Liên hoan võ thuật quốc tế TP.HCM 2016, niềm yêu thích đó cũng không ngoại lệ.
Taekkyon: Di sản văn hóa sống của Hàn Quốc
Tổng hợp và thống nhất đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm chiến đấu của người Triều Tiên cổ, Taekkyon ngày nay không chỉ khai sinh ra bộ môn Taekwondo, ảnh hưởng tới nhiều võ phái Hàn quốc khác, mà còn là một bộ môn riêng biệt vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống.
Kỹ thuật trong môn Teakkyon rất đa dạng, bao gồm cả tay và kỹ thuật chân cũng như cùng khóa, ném và tấn công bằng đầu. Thoạt nhìn, khi thi triển kỹ đòn thế, các võ sĩ phải hết sức mềm mại, nhanh nhẹn và uyển chuyển tựa như các vũ công. Tập Taekkyeon người võ sinh sẽ phải học cách kiềm chế “cái tôi” trong mình, xem thường chuyện riêng tư, biết tôn trọng đối thủ và bảo vệ sự an nguy của mọi người.
Tiết mục biểu diễn của Taekkyon đoàn Hàn Quốc tại Liên hoan võ thuật Quốc tế không chỉ giới thiệu đến bộ môn võ thuật được xem là di sản văn hóa sống mà còn thuyết phục người hâm mộ Việt bởi tính thẩm mỹ trong sự chuẩn bị phục trang cũng như dàn dựng âm nhạc và bố cục bài biểu diễn.
Bokator – môn võ “sát thủ” của người Khmer
Chứa đựng những tinh hoa văn hoá truyền thống cùng hiệu quả cao trong thực chiến và tự vệ, môn võ Bokator có xuất xứ từ vùng đất Khmer thượng võ, từ lâu đã được xem là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Bokator – môn võ “sát thủ” của người Khmer
Với 10.000 kỹ thuật cơ bản, đặc biệt là các ngón đòn chỏ, gối và khoá môn võ này được đánh giá rất đa dạng, có khả năng kết liễu đối phương với tốc độ rất nhanh trong mọi tình huống..
Thoạt nhìn, người ta rất khó phân việt võ sĩ Bokator với võ sĩ Muay Thai khi có 1 vòng dây thừng quấn trên bắp tay, tuy nhiên điều khác biệt so với dễ nhận ra là võ sĩ Bokator thường đeo một chiếc khăn rằn có quốc kì Campuchia và quấn dây thường cao gần khuỷu tay.
Shorinji Kempo – mạnh mẽ, dứt khoát
Shorinji Kempo là môn võ bao gồm các hệ thống các đòn thế tự vệ, tu dưỡng tinh thần và nâng cao sức khoẻ. Với một tôn chỉ tập luyện “thân thể và tinh thần hoà làm một, không tách rời”.
Shorinji Kempo – mạnh mẽ, dứt khoát
Các kỹ thuật tự vệ bắt nguồn từ sự kết hợp của “cương” và “nhu” được thuyên chuyển qua lại để đạt đến hiệu quả của kỹ năng tự vê. Chưa dừng lại ở đó, những với các đòn thế Kempo võ sinh hoàn toàn có thể khống chế đối phương nhanh chóng nhờ vào những quy luật vật lý được đúc kết từ lâu đời.
Theo VoThuat.vn