1. Bắt đầu buổi tập với kế hoạch trống rỗng
Rất nhiều trường hợp đến phòng tập mà không hề hoạch định trong đầu những động tác, những cấp độ bài tập phù hợp qua đó định hướng những bước phát triển tiếp theo. Ít nhất, bạn nên có trong đầu từ 3-4 động tác để tập cơ tay trong 1 buổi tập để tập luyện một cách toàn diện, tránh cảm giác nhàm chán.
2. Lặp lại/ tập lại các động tác tương tự nhau
Như đã nói ở trên, bạn phải luôn chuẩn bị cho mình một “menu” động tác để việc tập cơ tay hiệu quả hơn. Điều này không đồng nghĩa bạn sẽ lặp lại/ tập lại các đồng tác tương đồng nhau và chỉ thay đổi dụng cụ hỗ trợ. Như hình trên, bạn không thể tính đây là 2 động tác vì thật sự bạn chỉ có tập 1 động tác cuốn tạ mà thôi.
3. Không cố định khuỷu tay
Bạn không nên chú tâm trong việc gia tăng trọng lượng tạ. Thứ nhất, điều này có thể gây phản tác dụng nếu cơ bắp bạn bị quá tải, mệt mỏi. Thứ hai, việc tập nặng khiến bạn phải “nhờ” vào các bộ phận khác hỗ trợ. Trong việc tập cơ tay, bạn rất dễ mở khuỷu tay sang ngang, kéo tạ lên- điều này sẽ làm hiệu quả tập luyện của bạn giảm rất nhiều vì phương tác dụng lực sẽ không đúng.
4. Tập cơ lưng ngay sau khi tập tay
Đương nhiên bạn sẽ có rất nhiều kiểu tập lưng không cần dùng cơ tay. Cụ thể như động tác gập lưng (gập cơ bụng ngược) hoặc tập ngay trong các động tác gập bụng. Thế nhưng đa phần bạn phải dùng đến cơ tay để kéo như trong các động tác: kéo máy tạ, kéo tạ đơn hay đẩy thanh tạ.
Một giải pháp cho bạn ở đây có thể là sắp xếp các buổi tập hợp lý giữa cơ lưng và cơ tay. Có thể bạn sẽ chia mỗi ngày sẽ tập cho 1 nhóm cơ chuyên biệt.