2021-11-19 10:34:40
{"khoe-dep":"Kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","nguoi-tap-tren-6-thang":"Ng\u01b0\u1eddi t\u1eadp tr\u00ean 6 th\u00e1ng","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9kYW5ncXVhbnRvYW4vMjAyMS8xMS8xOS9iMS0xNjE5MjM5ODk5LTEwMjg0MS5qcGc=.webp

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn khi nâng tạ

Tình trạng buồn nôn khi tập tạ thường bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống không lành mạnh, tập luyện quá sức,…

Hầu hết gymer hiện nay đều tự tập luyện hoặc tham khảo cách tập luyện từ phim ảnh, video mà ít ai có người hướng dẫn tập luyện chi tiết nên rất dễ gặp chấn thương. Buồn nôn khi nâng tạ cũng là tình trạng mà rất nhiều gymer thường gặp phải. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn khi nâng tạ để nâng cao hiệu suất tập luyện.

Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn khi nâng tạ để nâng cao hiệu suất tập luyện.

Empty

 

Nguyên nhân gây buồn nôn khi nâng tạ

Chế độ ăn uống

Lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng buồn nôn khi nâng tạ chính là do ăn uống. Có thể trước khi tập bạn đã ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn khó tiêu khiến hệ thống tiêu hóa bị cắt xén năng lượng hoạt động gây buồn nôn.


Cách khắc phục: Hãy ăn trước khi tập ít nhất 30 phút với thức ăn dễ tiêu và 1-2 giờ với thức ăn giàu dinh dưỡng.

Quá trình hydrat hóa

Việc đổ mồ hôi khi tập tạ là cách làm mát tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi cũng loại bỏ nhiều loại điện giải trong cơ thể gây mất nước và điện giải, khiến bạn cảm thấy buồn nôn. Quá trình này kéo dài còn khiến bạn cảm thấy cơ thể nặng nề và kém linh hoạt.

Cách khắc phục: Uống đủ nước trước và sau khi tập luyện, đặc biệt là những loại nước cung cấp nhiều chất điện giải cho cơ thể.

Empty

 

Tụt huyết áp

Việc tụt huyết áp thường xảy ra do bạn tập luyện khi đói dẫn đến việc cơ thể bị thiếu hụt năng lượng và gây triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức.

Cách khắc phục: Đừng bao giờ nhịn đói khi tập mà nên ăn nhẹ lành mạnh để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Tập luyện quá sức

Việc tập luyện quá sức sẽ gây cạn kiệt năng lượng nhanh chóng khiến cơ thể bị phản ứng mạnh gây buồn nôn.

 Cách khắc phục: Hãy tập luyện vừa sức, nâng cường độ tập luyện lên từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi.

Empty

 

Mẹo ăn uống và tập luyện để hạn chế buồn nôn khi nâng tạ

Mẹo tập luyện

Để nâng tạ hiệu quả, bạn cần nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình để chọn mức tạ phù hợp và cần phải biết lúc nào nên dừng lại nghỉ ngơi. Không nên tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, cơ bắp bị tổn thương và dễ gặp chấn thương không đáng có.

Với những người có bệnh lý về xương sống thì càng cần chú ý khi nâng tạ. Tốt nhất là bạn nên tìm huấn luyện viên hướng dẫn và hỗ trợ tập luyện để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Chú ý nâng tạ đúng kỹ thuật, giữ lưng thẳng, không để áp lực dồn quá nhiều vào một bộ phận khiến vóc dáng bị ảnh hưởng.

Empty

 

Mẹo ăn uống

Ăn đủ chất

Ăn là cách nhanh nhất để nạp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ bắp phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, ăn nhiều chưa chắc đã tốt mà bạn còn phải ăn đủ các chất cơ thể cần. Thay vì tinh bột và chất béo, bạn nên bổ sung nhiều protein để hỗ trợ xây dựng cơ bắp.

Không bỏ bữa

Bạn dự tính giảm cân nên đã cắt giảm rất nhiều thức ăn, thậm chí bỏ bữa với mong muốn ép cân nhanh hơn. Hậu quả là bạn không có năng lượng tập luyện, cảm thấy cơ thể uể oải và chán nản. Việc bỏ bữa cũng khiến dạ dày co thắt và gây cảm giác buồn nôn khi nâng tạ. Thậm chí khi quá căng thẳng, bạn lại càng có xu hướng ăn nhiều hơn và khiến việc tập luyện kém hiệu quả hơn.

Empty

 

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn khi nâng tạ. Trên thực tế, tình trạng này không có gì đáng lo ngại, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để nâng cao thể lực và cải thiện sức khỏe mỗi ngày.

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...