2019-01-18 08:09:45
{"khoe-dep":"Kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9uZXdzLzIwMTkvMDEvMTgvY29uLW5ndW9pLWxhLXNpbmgtdmF0LWR1b2MtbGFwLXRyaW5oLWRlLWx1b2ktYmllbmctMDgwOTQ0LmpwZw.webp

Con người là sinh vật được “lập trình” để lười biếng

Đã bao giờ bạn dày công lên kế hoạch tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nhưng cuối cùng lại quyết định… nằm dài trên giường hay ghế sofa để chơi game hay lướt web?
photo1537587994389-1537587994390949204252

 

Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao cảm giác thư giãn lại có “sức mạnh” lớn hơn nhiều với ước muốn có một thân hình cân đối, khỏe mạnh? Và với kết quả của một cuộc nghiên cứu mới đây, chúng ta có thể “tự hào” trả lời câu hỏi trên bằng lí do là não bộ của chúng ta vốn đã được “lập trình sẵn” để yêu thích việc “nằm ườn” trên ghế hơn là đu mình trên thanh xà ngang.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học British Columbia và trường Đại học Geneva đã dành thời gian tìm hiểu về chất hóa học trong não góp phần vào cái mà họ gọi là “nghịch lí tập thể dục”. Nghịch lí này xảy ra khi mà chúng ta hạ quyết tâm thường xuyên tham gia vào hoạt động thể thao, nhưng ngược lại với quyết tâm ấy, chúng ta lại càng lười biếng hơn.

Một phần lí giải cho tính cách này nằm ở sự tiến hóa của loài người. Từ xa xưa, tổ tiên của chúng ta cần phải tránh các hoạt động thể chất để có thể tích trữ năng lượng cho các hoặc động như săn bắt, hái lượm, tìm và tạo nơi trú ẩn và toàn bộ các hoạt động khác cần thiết để sinh tồn.

Song, tới thời đại ngày nay, chúng ta không còn phải thực hiện các hoạt động nặng như trên, nên loài người có xu hướng tìm những cách thức khác để bù đắp vào phần hoạt động mà tổ tiên chúng ta đã từng phải làm.

Nhà nghiên cứu Matthew Boisgontier thuộc Phòng thí nghiệm hành vi não bộ tại khoa Vật lí trị liệu của UBC, đồng thời cũng là tác giả của cuộc nghiên cứu, giải thích:


“Việc tiết kiệm năng lượng là một yếu tố quan trọng trong hành trình sinh tồn của loài người. Bằng cách này, chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong việc tìm kiếm thức ăn và nơi trú ẩn, hoặc cạnh tranh tìm bạn tình và né tránh các loài thú ăn thịt khác”.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu của mình, Boisgontier và các đồng tác giả khác đã chọn 29 người trẻ trưởng thành để thực hiện một bài kiểm tra trên máy tính. Tất cả những người này đều có một điểm chung là họ đều muốn được nâng cao mức độ tập luyện thể thao của bản thân.

Bài đánh giá yêu cầu người tham gia phải di chuyển bức tượng hình người trên màn hình lại gần những bức ảnh về hoạt động thể chất hoặc ra xa những bức ảnh về các hoạt động đòi hỏi phải ngồi yên một chỗ. Các bức ảnh sẽ xuất hiện hoàn toàn không theo một quy luật nào cả.

Còn ở lần thực hiện thứ hai, nhóm tham gia sẽ được yêu cầu làm ngược lại so với quy tắc của lần thử nghiệm đầu. Trong quá trình làm bài thử nghiệm, những người này sẽ được gắn các cực đo điện não đồ để theo dõi hoạt động của não.

photo1544859766036-1544859766669-crop-1544859794227380869066

 

Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia có xu hướng thực hiện việc di chuyển bức tượng lại gần ảnh về hoạt động thể chất và ra xa hoạt động ngồi yên với tốc độ nhanh nhất. Đồng tác giả của bài nghiên cứu, Boris Cheval chia sẻ:

“Chúng tôi nhận ra rằng những người tham gia phản xạ nhanh hơn 32 mili-giây khi di chuyển bức tượng khỏi tấm ảnh có hoạt động yêu cầu ngồi yên, đây là một kết quả đáng kể với những tác vụ như vậy”. Ông nói thêm, kết quả này dường như lại đang đi ngược lại với cái nghịch lí tập thể dục nêu trên.

Đó là bởi vì những người tham gia chỉ đang đơn giản bám sát theo những chỉ dẫn của bài kiểm tra, và còn bởi họ đều là những người có mong muốn hoạt động thể chất nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Chính những lí do có sẵn đã thúc đẩy họ phải né tránh bản năng tiết kiệm năng lượng, né tránh sự lôi kéo bởi các bức ảnh không có các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, sự thật này lại đòi hỏi não bộ phải hoạt động nhiều hơn, điều mà theo thang đo EEG thì việc né tránh những hoạt động mang tính lười biếng sẽ khiến não bộ phải hoạt động nhiều hơn.

Boisgontier nói: “Từ những nghiên cứu trong quá khứ, chúng ta biết rằng con người có khả năng né tránh những hành vi lười biếng để tiến tới những hành vi có tính năng động hơn.

Điểm mới thú vị trong bài nghiên cứu này của chúng tôi chính là nó đã cho thấy để né tránh, chúng ta phải đánh đổi bằng cách khiến não phải hoạt động nhiều hơn. Những kết quả này đang nói lên rằng bộ não của chúng ta từ khi sinh ra vốn đã gắn liền với các hoạt động mang tính lười biếng”.

Nhóm tác giả của cuộc nghiên cứu này cho rằng chúng ta có thể khuyến khích mọi người trở nên năng động hơn nếu chúng ta mang tới cho họ những cơ hội đúng, ví dụ như thay vì sử dụng thang máy hay thang cuốn thì chọn cầu thang bộ, dốc leo,…

Càng nhiều sản phẩm công nghệ ra đời với mục đích giúp chúng ta ít phải hoạt động thể chất, chúng ta sẽ càng dễ bị sự lười biếng “khuất phục”.

Bài viết mới nhất

Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024 Nguyễn Thị Huyền – Tài đức vẹn toàn!

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không...

Vietnam Coffee khuấy đảo Coffee Expo Vietnam 2024 bằng dòng sản phẩm mới

Ngày 31/10/2024, Thương hiệu Vietnam Coffee, thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE), một trong những doanh nghiệp dẫn...

Dấu ấn ba thập niên của Trung tâm TDTT Quốc phòng II – Quân khu 8 trong việc phát triển và đóp góp cho...

Trong những ngày này, không khí luyện tập của các VĐV tại Trung tâm TDTT Quốc phòng II, Quân khu 7...

Giải Vô địch miền Trung – Tây Nguyên: Đẩy mạnh và phát triển phong trào tập luyện môn võ Vovinam trong cộng đồng

Tối 25/8, tại Nhà thi đấu Lê Trung Kiên (thành phố Tuy Hòa), Sở VH-TT tỉnh Phú Yên phối hợp...

LEAD: WBA Asia Tournament – Khi Việt Nam hoà vào nhịp chuyển động của Quyền Anh thế giới

Được tổ chức nằm trong khuôn khổ Hội nghị Quyền Anh Thế giới khu vực châu Á 2024 diễn ra tại...