1. Chạy bộ luôn đốt nhiều calo hơn đi bộ
Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Cùng tập truyện trong thời lượng 30 phút, người chạy bộ có thể đốt lượng calo nhiều gấp đôi so với đi bộ. Vì cùng một khoảng thời gian như nhau, người chạy bộ sẽ di chuyển quãng đường xa hơn.
Tuy nhiên, người chạy bộ và đi bộ nếu cùng di chuyển một quãng đường bằng nhau thì lượng calo họ đốt sẽ tương đương nhau.
2. Tập luyện làm tăng cơn đói
Có một quan niệm phổ biến cho rằng tập luyện nhiều hơn sẽ khiến ăn chúng ta ăn nhiều hơn. Thế nhưng, các nghiên cứu cho thấy tập luyện nhiều hơn không nhất thiết làm tăng cơn đói và khiến người tập ăn nhiều hơn, ngoại trừ các vận động viên tập luyện sức bền với thời lượng trên 2 giờ/ngày.
Ngược lại, một số nghiên cứu lại phát hiện tập luyện có thể giúp ngăn chặn cơn đói lúc trong và sau khi tập, theo The Healthy.
3. Chỉ cần ăn kiêng là đủ để giảm cân bền vững
Ăn kiêng bằng cách cắt giảm lượng calo có thể giúp giảm cân hiệu quả trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tập thể dục chính là cách giúp giảm cân bền vững và lâu dài, các chuyên gia lưu ý.
Tập luyện giúp giảm mỡ bằng cách đốt nhiều calo hơn, tăng khối lượng cơ. Để duy trì hoạt động, các mô cơ cũng tiêu hao calo nhiều hơn mô mỡ. Nói cách khác, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, người càng có nhiều mô cơ sẽ đốt calo càng nhiều.
Một số nghiên cứu cho thấy khi phân tích về dài hạn, tập luyện thể thao giúp giảm cân hiệu quả và bền vững hơn so với ăn kiêng.
4. Tập buổi nào trong ngày cũng tốt nhất
Những người tập luyện bằng cách đi bộ thì họ hoàn toàn có thể tập bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng với những người tập luyện cường độ cao hơn thì thời điểm tập tốt nhất là buổi chiều muộn, khi nhiệt độ cơ thể đang ở mức cao nhất trong ngày.
Các cơ bắp sẽ ấm hơn, nhờ đó phản ứng nhanh hơn, sức mạnh cũng tốt hơn. Việc này cho phép tập luyện với cường độ cao hơn, lượng calo tiêu hao cũng nhiều hơn