Cuốn tạ là một trong những động tác cổ điển được dân tập thể hình ưu tiên vào những buổi tập cơ tay của mình. Với 2 lý do là nhanh chóng đạt hiệu quả cao cùng việc có thể kết hợp sử dụng nhiều dụng cụ hỗ trợ thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua động tác này. Hãy cùng Tapthehinh.net điểm qua 4 cách cuốn tạ trong phòng Gym giúp cơ tay săn chắc hiệu quả.
3 LÝ DO BẠN NÊN TẬP ĐỘNG TÁC 1 TAY KÉO TẠ ĐƠN TĂNG KÍCH THƯỚC CƠ TAY VỚI 6 ĐỘNG TÁC CỔ ĐIỂN
1. Đứng cuốn tạ đơn
Với động tác này, bạn có thể tùy chọn mức tạ theo khả năng của mình cùng việc tập luyện với biên độ rộng. Thực hiện động tác, bạn nên cuốn tạ luân phiên trái phải để kéo dài thời gian tập luyện- điều này có lợi cho việc luyện tính dẻo dai, chịu đựng của cơ tay bạn. Nếu thực hiện đồng thời 2 tay, bạn rất khó giữ đúng tư thế của lưng cũng như nhanh mỏi và kết thúc 1 hiệp nhanh chóng.
2. Cuốn dây máy tạ
Đây là động tác cuốn tạ tay mà bạn không cần quá lo lắng về quỹ đạo của thanh tạ và tư thế tập luyện. Lợi thế thứ hai từ động tác này chính là việc bạn sẽ luôn tập trung trong cả việc cuốn, nhả thanh tạ. Hãy nhớ rằng, việc chọn lựa mức tạ phù hợp đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của việc tập cơ tay này.
3. Dùng 1 tay cuốn dây tạ
Cũng tương tự như động tác cuốn thanh dây tạ ở trên, nhưng động tác này sẽ mang đến thử thách thật sự cho bắp tay của bạn khi chỉ kéo cô lập từng tay một. Bạn có thể tập 20 lần mỗi bên, trong 3 hiệp, nghỉ 3 phút giữa các hiệp để có hiệu quả tập cao nhất.
4. Cuốn thanh tạ
Cuốn thanh tạ là động tác đòi hỏi cả 2 tay cùng thực hiện đồng thời và bên cạnh đó cơ vai, lưng trên cũng đc tập luyện. Một lưu ý dành cho bạn rằng động tác này còn có 1 biến thể nữa phân biệt bằng cách đặt lòng bàn tay. Đa phần người tập cơ tay đều cầm ngửa bàn tay (như trong hình) thì trọng lượng tạ sẽ tác động trức tiếp vào bắp tay. Và còn 1 biến thể nữa là 2 tay úp (với khuỷu tay được cố định trên ghế) và cuốn tạ lên để tập cườm tay, cổ tay.
Có thể bạn quan tâm: Những động tác tập cơ tay và cơ ngực hiệu quả tại nhà
Theo Đăng Huy/TTVN