1. Tác dụng của protein đối với cơ thể
Protein là yếu tố tạo hình chính, tham gia vào thành phần các cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Protein còn liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần…
Bên cạnh đó Protein rất cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, 1g protein khi bị đốt cháy trong cơ thể có thể cho lại 4 Kcal.
Ngoài ra protein có tác dụng lớn trong việc kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Không một vi chất nào trong cơ thể có thể thay thế chức năng của protein.
Nếu như thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết, thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn.
2. Biểu hiện chung của các bệnh do thiếu protein
Biểu hiện của những bệnh xảy ra do thiếu protein đều rất dễ nhận biết. Hầu hết những trẻ bị thiếu hụt protein đều có các biểu hiện chung như cơ suy yếu, đau nhức, tăng khả năng giữ nước, bong tróc, da khô hoặc phát ban. Ngoài ra, những trẻ bị thiếu protein thường hình thành các dòng sâu xung quanh các ngón chân, móng tay, vết thương lâu lành, đau đầu liên tục, lở loét da, thay đổi màu da….
Nhiều trường hợp do thiếu protein còn gây ra những áp lực tâm lý khiến trẻ luôn luôn trong tình trạng lo lắng, mất ngủ, trầm cảm. Các biểu hiện trên khiến trẻ nhanh chóng giảm cân, cơ thể suy nhược, có trường hợp còn rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh hoặc nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
3. Điều trị các bệnh do thiếu protein
Nguyên tắc chung khi điều trị các bệnh do thiếu protein là bổ sung protein. Tuy nhiên việc bổ sung protein cũng không được tự ý sử dụng mà phải phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt protein của từng trẻ.
Lưu ý khi bổ sung protein cho cơ thể không nên sử dụng quá nhiều. Lượng protein bổ sung cho cơ thể nên vừa phải. Trường hợp bệnh nhân đang trong thời kỳ ăn chay, ăn kiêng cần đặc biệt bổ sung protein để thúc đẩy chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ cho cơ thể. Tốt nhất nên tạm hoãn việc ăn kiêng ăn chay để tạo ra sự cân bằng protein cũng như các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu protein là một cách hiệu quả giúp cân bằng lượng protein bị thiếu hụt trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu như cơ thể bị thiếu hụt protein, cần nhanh chóng bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, thịt gà, thực phẩm biển, sản phẩm đậu nành hoặc các đồ ăn nhẹ giàu protein có thể được sử dụng để cung cấp các nguồn cung cấp cần thiết của protein như bánh sandwich cá ngừ, xà lách mầm và các sản phẩm đậu nành…
Lưu ý protein nên được bổ sung từ từ, và nên phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm protein bằng việc bổ sung protein từ các loại rau như rau đậu và các loại hạt là lý tưởng