Mẹo số 1: tập các nhóm cơ không bị chấn thương
Khi bị chấn thương không có nghĩa là bạn hoàn toàn phải xa rời tập luyện. Tất nhiên bạn không thể duy trì cường độ cũng như thời gian tập toàn phần thông thường, bởi như vậy sẽ khiến chấn thương khó lành hơn. Tuy nhiên, tập nhẹ nhàng với những nhóm cơ không bị ảnh hưởng bởi chấn thương (kể cả khi chỉ có thể tập với một vài thiết bị cố định và không thể tập những bài như nâng tạ) sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông và đẩy nhanh tiến trình phục hồi.
Hãy nhớ luôn thận trọng khi tập luyện trong thời gian này, đừng gắng sức nhưng cũng đừng để chấn thương khiến bạn phải xa rời gym.
Mẹo số 2: chẩn thương là cơ hội rút kinh nghiệm luyện tập
Rất dễ nản lòng và cảm thấy bực bội khi đang bị chấn thương. Mỗi khi mắc phải hãy bình tĩnh và chủ động ngẫm lại, lí giải vì sao nó xảy ra, và làm thế nào để giảm nguy cơ tái phát chấn thương.
Việc này cũng khiến ta có thể xác định rõ bài tập và phương thức tập luyện nào là phù hợp và không phù hợp với bản thân. Đa số, họ cho rằng tập luyện cường độ cao đem lại kết quả là sự phát triển cơ và sức mạnh nhanh chóng, tuy nhiên không phải ai cũng như vậy. Bản thân tôi và nhiều người khác đã tập và phát hiện ra với mình, nhiều hơn 4 buổi tập một tuần không hề đem lại thêm lợi ích.
Bạn cũng cần phải xem lại quá trình khởi động, tập luyện và thể hình của mình. Thất bại là một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu về cơ thể của bạn như là một thực tập sinh, và tìm hiểu những gì áp dụng trong tương lai để khắc phục vấn đề.
Mẹo số 3: đầu tư điều trị chấn thương
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rất nhiều người không làm bất cứ điều gì khi một chấn thương xảy ra. Họ chỉ đơn giản là nghỉ ngơi cho đến khi họ có thể cảm thấy không đau đớn nữa, và sau đó quay trở lại tập luyện. Đây thực sự là một thảm họa.
Thương tích là cách cơ thể của bạn nói với bạn rằng một cái gì đó đã đạt tới điểm tới hạn và bạn cần “trò chuyện” với nó. Nếu chỉ nhìn vào một chấn thương từ góc độ đau đớn đơn thuần, bạn sẽ quay trở lại tập khi không còn cảm thấy đau và có thể di chuyển bình thường. Nhưng sự thật có thể phức tạp hơn nhiều, hãy đến khám bệnh viện, gặp gỡ các chuyên gia vật lý trị liệu và họ sẽ giúp bạn biết phải làm gì đúng đắn sau khi bình phục.
Mẹo số 4: hiểu rõ giá trị của việc nghỉ ngơi
Tập những nhóm cơ khác không bị chấn thương là điều nên làm, nhưng nên nhớ hãy tập thật nhẹ nhàng thôi. Điều quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn chờ chấn thương hồi phục và nếu vẫn tập luyện quá sức, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian – thậm chí là chấn thương vĩnh viễn. Bạn cũng nên chú ý ngủ đủ giấc vào ban đêm.
Mẹo số 5: kiểm tra dinh dưỡng của bạn
Khi bạn ăn vì mục đích thẩm mỹ, thật dễ dàng để hình thành thói quen ăn nhiều loại thức ăn nào, và loại nào ít hơn. Điều này thuận tiện nhưng sẽ nảy sinh một vấn đề: bạn có thể không bổ sung các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.
Thông thường, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định có thể dẫn đến chất lượng các khớp hoặc cơ đi xuống, khởi điểm của các chấn thương cơ bắp trong phòng tập. Tham khảo ý kiến chuyên gia về số lượng các chất dinh dưỡng bạn cần phải bổ sung để lấp đầy điểm yếu trong chế độ ăn uống của mình có thể là chìa khóa của vấn đề. Trong một số trường hợp, họ có thể yêu cầu bổ sung thêm chất dinh dưỡng – nhưng đa số thì chỉ cần cân đối chế độ ăn uống để tăng sự lành mạnh hoặc cải thiện mức độ hydrat hóa.