2015-09-03 15:56:46
{"tap-the-hinh":"T\u1eadp th\u1ec3 h\u00ecnh"}
{"bai-tap-lung":"b\u00e0i t\u1eadp l\u01b0ng","pull-up":"pull up"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly90YXB0aGVoaW5oLm5ldC9hcHAvdXBsb2Fkcy9maWxlcy9mMS8yMDE1LzA5LzAzL2tlby14YS1kb24tbG9uZy1iYW4tdGF5LWh1b25nLXJhLS0tdnVhLWN1YS1jYWMtYmFpLXRhcC1sdW5nLTEuanBn.webp

Kéo xà đơn lòng bàn tay hướng ra – vua của các bài tập lưng

Để xây dựng độ rộng của lưng, để tạo nên một chữ V đúng nghĩa thì phải nhắc đến bài tập lưng – Kéo xà đơn lòng bàn tay hướng ra ngoài (Pull-Ups)

[letsop_shortcode_excerpt_default_idCVxN]Chỉ có 2 tính từ để mô tả độ đẹp của cơ lưng, đó là: độ dày và độ rộng. Để xây dựng độ rộng của lưng, để tạo nên một chữ V đúng nghĩa thì phải nhắc đến bài Kéo xà đơn lòng bàn tay hướng ra ngoài (Pull-Ups), ông vua của các bài tập lưng![/letsop_shortcode_excerpt_default_idCVxN]

image002

Pull-Ups là bài tập lưng hiệu quả nhất trong số các bài tập

Xét về dạng vận động thì bài kéo xà được xếp vào loại chuyển động cơ học khép kín (CKC), tức là bạn dùng sức để di chuyển cơ thể chứ không phải dùng sức để di chuyển ngoại vật. Loại chuyển động này an toàn cho cơ thể hơn rất nhiều do quỹ đạo chuyển động phù hợp với cấu tạo của cơ thể, ít ảnh hưởng đến các khớp nhất.

Không chỉ phổ biến trong thể hình, kéo xà được đưa vào chương trình luyện tập thể lực cho bất kỳ môn thể thao nào. Nó giúp cải thiện sức mạnh cơ đai vai, tăng sức kéo của thân trên và giúp cơ vai phát triển cân bằng hơn.

Chỉ một động tác kéo nhưng có rất nhiều nhóm cơ tham gia. Khi mổ xẻ bài này ra, người ta thấy rằng hầu hết các nhóm cơ lưng đều tham gia, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi.

Một nghiên cứu của tạp chí nguyên cứu sức khỏe và thể lực (Journal of Strength and Conditioning Research) đã sử dụng máy đo điện cơ đồ trên 21 nam và 4 nữ để đánh giá độ co của các nhóm cơ khi họ thực hiện bài Pull-Ups (kéo xà lòng bàn tay hướng ra ngoài).image004


Dưới đây là bảng độ co cơ khi thực hiện bài tập lưng Pull-Ups:

– Cơ lưng rộng: 117-130% so với ở trạng thái bình thường

– Bắp tay trước: 78-96% so với ở trạng thái bình thường

– Mạc dưới gai: 71-79% so với ở trạng thái bình thường

– Cơ thang dưới: 45-56% so với ở trạng thái bình thường

– Cơ ngực lớn: 44-57% so với ở trạng thái bình thường

– Cơ dựng gai: 39-41% so với ở trạng thái bình thường

– Cơ chéo bụng ngoài: 31-35% so với ở trạng thái bình thường

Bài kéo xà đơn này có rất nhiều biến thể với mức độ dễ khó khác nhau. Phổ biến nhất là 2 biến thể: Pull-Ups (lòng bàn tay hướng ra ngoài thân), Chin-Ups (lòng bàn tay hướng vào thân). Bằng các phương pháp nghiên cứu và đánh giá độ co cơ như trên, người ta chỉ ra rằng bài tập Pull-Ups tay nắm rộng tác động nhiều nhất lên cơ xô.

Tuy nhiên, để thực sự hiệu quả bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật, không đu, giật, lắc người để tạo đà kéo. Hãy cùng xem video sau đây để biết thế nào là kéo xà đúng kỹ thuật nhé:

 

Thành Luân/TTVN

Bài viết mới nhất

Ngôi sao võ thuật Út Nguyễn: “Luôn cháy hết mình, bền bỉ, quyết tâm, ý chí để nuôi dưỡng ước mơ hoài bão sẽ...

Đó là lời chia sẻ của ngôi sao võ thuật Út Nguyễn về thông điệp của bộ phim Bĩ Cực (Thick Blood)...

Khoá huấn luyện Võ gậy: Khơi nguồn cảm hứng và mở rộng sắc màu đa văn hoá

Trong nhiệm vụ nghiên cứu và huấn luyện võ thuật, đồng thời nhằm mục đích khơi nguồn cảm hứng và có...

IVS và WoMAU: Xây dựng môi trường thể thao tích cực, chất lượng cho học sinh

Sáng ngày 16/12/2023, trong khuôn khổ Tuần lễ giao lưu văn hoá võ thuật Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp hội Võ thuật Thế...

Liên hoan võ thuật 2023: Mới lạ và hấp dẫn!

Tối 15/12, tại sân khấu trước Nhà hát TP.HCM diễn ra Liên hoan Võ thuật TP.HCM 2023 với chủ đề "Kết...

Kiện toàn kế hoạch phát triển chuyên nghiệp, sâu rộng cho Lân sư rồng Việt Nam

Sáng ngày 03 tháng 12 năm 2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Lân sư rồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị BCH Liên...