Uống nước lạnh trước bữa ăn
Vào mùa hè nóng bức, rất nhiều người có thói quen trước khi ăn, sẽ uống một số đồ uống được lấy ra từ trong tủ lạnh. Các loại đồ uống lạnh này thường chứa rất nhiều đường, thường xuyên uống như vậy, không chỉ dễ gây ra bệnh tiểu đường.
Chưa hết, đá lạnh còn kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra sự co bóp của các mạch máu trong thành dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Uống trước khi ngủ
Bạn nên tránh uống nước trước giờ ngủ vì hai lý do. Thứ nhất, thói quen này có thể khiến bạn phải thức dậy đi vệ sinh, từ đó gián đoạn thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thứ hai, so với ban ngày, thận làm việc chậm hơn vào buổi đêm nên bạn dễ bị sưng mặt hoặc tay chân lúc thức dậy. Tốt nhất, hãy uống nước cách giờ ngủ từ một đến hai tiếng đồng hồ.
Giữa buổi tập nặng
Khi tập luyện nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, tạo ra cảm giác nóng nực. Tuy nhiên, đừng vội uống nhiều nước để làm mát bởi bạn sẽ đứng trước nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Bên cạnh đó còn gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim. Trên thực tế, Mỹ từng ghi nhận trường hợp tử vong do uống quá nhiều nước lúc tập luyện.
Các chuyên gia khuyến cáo người tập luyện nên uống nước như sau:
– 1-2 giờ trước luyện tập, uống 450-600 ml.
– 15 phút trước khi tập, uống 250-300 ml.
– Trong lúc luyện tập, uống khoảng 250 ml mỗi 15 phút.
Uống nước khi thấy nước tiểu có màu trong veo
Khi nước tiểu của bạn có màu trong veo thì bạn không nên uống thêm nước. Uống nhiều nước quá mức có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim.
Sau khi ăn cay
Bạn không nên uống nước sau khi ăn ớt cay vì cảm giác nóng rát là do một phân tử gọi là capsaicin. Khi bạn uống nước, các phân tử capsaicin sẽ lan truyền khắp miệng và làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Uống trong bữa ăn
Uống nước trong bữa ăn tốt hay hại sức khỏe vẫn là điều nhiều người tranh cãi. Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên tuyệt đối tránh thói quen uống nước trong bữa ăn này.