Trên thực tế, hình dáng vòng eo của một người phụ thuộc vào thân hình của người đó. Nếu bạn có một thân hình đồng hồ cát hay quả lê, bạn có thể giữ nguyên thân hình đó ngay cả khi bạn tăng cân. Tuy nhiên, một cô gái có dáng “thước kẻ” hay “quả táo” sẽ có xu hướng phần trên cơ thể cân đối hơn khi tăng cân.
Các huấn luyện viên cho rằng có 3 thứ gây hại cho bất kỳ vòng eo nào, đó là tăng cân, bụng phệ và tư thế xấu.
Một vòng eo đẹp không thể tự nhiên mà có, nó là kết quả của việc chăm sóc tốt cơ thể của chính mình. Tuy nhiên, để vòng eo trông cân đối hơn còn phụ thuộc vào cách ăn mặc và tư thế của bạn nữa.
Một cơ bụng được tập luyện kỹ lưỡng với tư thế đúng thường sẽ săn chắc và mảnh khảnh trông thấy. Để có được phần thân giữa mảnh khảnh hơn,
– Thực hiện bài tập giãn cơ lưng và kiểm soát tư thế của mình.
– Tập các bài tập giúp eo thon và bụng phẳng.
Một điều quan trọng mà bạn phải nhớ là không phải bài tập bụng nào cũng hiệu quả đối với vòng eo. Trên thực tế, một vài bài tập có thể khiến cho eo bạn trở nên nở nang hơn.
Các huấn luyện viên chuyên nghiệp nói rằng để có được một vòng eo thanh mảnh, bạn cần phải chú ý tập trung vào các cơ bụng thẳng. Ngược lại, “bơm” các cơ chéo có thể dẫn đến mở rộng vòng eo.
Sau đây là một vài bài tập “nguy hiểm” nhất cho vòng eo:
– Vặn người
– Tập cơ liên sườn với tạ
– Tập cơ liên sườn với tư thế ngồi
Trong khi đó, giãn cơ liên sườn trong những bài tập xoắn tĩnh của Yoga hoặc Pilates có thể đem lại cho bạn đường cong cơ thể tuyệt đẹp.
5 bài tập hiệu quả để có vòng eo thon gọn
Nhóm bài tập này phát huy hiệu quả nhất nếu bạn thực hiện theo thứ tự được liệt kê dưới đây 3 lần mỗi tuần. Thời gian tốt nhất để tập luyện là vào buổi sáng.
1. Bài tập thở bụng
Nằm ngửa, đầu gối cong lên, tay duỗi thẳng dọc theo cơ thể. Nên tập bài tập này khi bụng trống rỗng.
Hít một hơi sâu và thở ra bằng miệng. Hãy thở khí trong phổi ra càng nhiều càng tốt đồng thời ép các cơ bụng trước vào cột sống. Giữ nguyên tư thế 15 giây và thả lỏng. Dần dần, có thể tăng thời gian giới hạn lên tới 1 phút, miễn là có thể thực hiện bài tập một cách thoải mái. Thực hiện 3-5 lần từ 2 phút trở lên.
Những người đang gặp vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề về bụng nên cẩn thận khi tập bài tập này. Nó làm tăng áp lực trong ổ bụng và có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng không khỏe mạnh. Chống chỉ định dành cho những người bị hen suyễn, thoát vị cột sống và bệnh tim mạch.
2. Uốn trước/sau
Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, uốn người về phía trước đến khi bạn có thể chạm tới sàn nhà và giữ nguyên tư thế đó một lúc. Sau đó, đặt tay ở hông và uốn người về phía sau, bạn cần cảm thấy các cơ ở vùng eo được kéo giãn ra.. Thực hiện 15-20 lần từ 2 phút trở lên.
Bài tập này sẽ hiệu quả đối với những người có vấn đề với vùng thắt lưng sau, chứng đau đầu kinh niên hoặc tăng áp lực nội sọ.
3. Vặn mình “boxing”
Nằm ngửa trên sàn nhà, đầu gối cong nhẹ. Nâng phần thân trên của bạn lên khỏi mặt đất rồi nhanh chóng trở lại tư thế ban đầu. Hãy đảm bảo rằng các cơ bụng của không nghỉ ngơi trong quá trình thực hiện bài tập. Thực hiện 3 lần, mỗi lần 12-15 cái trong 2 phút trở lên.
Những người viêm dạ dày, thấp khớp, hoặc các bệnh về túi mật không nên áp dụng. Những người gặp vấn đề về hệ thống hô hấp và/hoặc các bệnh tim mạch nên cẩn thận khi thực hiện bài tập này.
4. Plank
Giữ cơ thể trên các ngón chân và khuỷu tay (hoặc bàn tay). Lưu ý giữ lưng và chân của thành một đường thẳng, không bị chùng xuống hoặc cong.
Thực hiện 2-3 lần, mỗi lần 30 giây. Có thể thay đổi tư thế trong khi tập, đầu tiên là plank cao (giữ cơ thể bằng hai bàn tay), tiếp theo là plank thấp (giữ cơ thể bằng khuỷu tay), cuối cùng là plank nghiêng. Thời gian tập: 2 phút trở lên.
Không nên áp dụng nếu bạn vừa sinh mổ (trong vòng 6 tháng trở lại) hoặc bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, có vấn đề với gân, viêm nội tạng hoặc các vấn đề về tim và mạch máu.
5. Giãn hông
Đứng thẳng, hai chân cách nhau từ 30-35cm, giữ hai tay ở hông.
Hít sâu và thở ra, thót bụng vào và chuyển sang tư thế giống như đang chuẩn bị ngồi xuống. Duỗi tay trái dọc theo cơ thể, đưa chân phải sang bên và duỗi thẳng tay phải ra theo cùng chiều. Đưa người sang bên phải và giữ nguyên tư thế trong 8 giây.
Hãy đảm bảo rằng bạn chỉ nghiêng sang bên mà không nghiêng về phía trước hay sau. Thực hiện 2-3 lần mỗi bên trong 1 phút.
Bạn nên cẩn thận khi giãn cơ nếu bạn bị huyết áp cao, các vấn đề về khớp hoặc viêm nội tạng.