Những thủ phạm giấu mặt
Mặc dù khá hay gặp, song nếu tình trạng đau nhức cơ xảy ra thường xuyên hoặc không vì lý do gì rõ ràng, thì cần cảnh giác với những thủ phạm giấu mặt dưới đây:
Thiếu vitamin D
Nhiều nghiên cứu đã nói đến tình trạng thiếu vitamin D trong đau cơ xương không đặc hiệu và gợi ý rằng bổ sung vitamin D sẽ làm giảm đau ở một số người.
Lý do là vì cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi những tế bào có thụ thể vitamin D.
Những thụ thể này – được tìm thấy ở cơ – có thể trở nên quá mẫn khi thiếu vitamin và gây đau nhức.
Ở xương, thiếu vitamin D ảnh hưởng đến hấp thu can xi, khiến xương mềm hơn và có thể bị đau.
Các cơ bám vào những xương này và khi không được nâng đỡ tốt có thể trở nên yếu và đau.
Phơi nắng 15 – 20 phút mỗi ngày sẽ làm tăng lượng Vitamin D và giảm các triệu chứng thiếu vitamin. Một cách khác là dùng các chế phẩm bổ sung vitamin D.
Thiếu sắt
Thiếu sắt có thể dẫn đến đau nhức cơ. Những thực phẩm như cá, hạt có vỏ cứng và trứng có thể làm tăng lượng sắt
Phụ nữ đôi khi bị tình trạng suy nhược khiến họ cảm thấy toàn thân nhức nhối do thiếu sắt, hậu quả của kinh nguyệt.
Có thể giảm nhẹ nguyên nhân phổ biến gây đau nhức cơ này bằng các nguồn thực phẩm chứa cả sắt và vitamin D, như hạt có vỏ cứng, đậu đỗ và cải bó xôi để có sắt, trứng, và nấm để có vitamin D.
Nếu bạn lo ngại về những nguyên nhân và triệu chứng này thì nên tới bác sĩ để kiểm tra.
Stress
Các hoóc môn stress khiến cơ phải căng ra trong đáp ứng “chống trả hay chạy trốn”, dẫn đến hậu quả đau nhức nếu không áp dụng các kỹ thuật thư giãn.
Các kỹ thuật thư giãn và một số chất dinh dưỡng có thể giúp giảm stress. Vitamin nhóm B, ma-giê, theanine và gừng Siberi được biết là có tác dụng giúp thư giãn cơ thể.
Bệnh lý
Một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn bắt nguồn từ viêm khớp và các vấn đề về cơ như đau đa cơ do thấp, viêm khớp và những trục trặc về mặt cơ học của khớp.
Rối loạn cơ học của khớp xảy ra do khớp bị tổn thương mạn tính. Ở vai, nguyên nhân thường là do túi xách nặng; ở đầu gối, lưng và bàn chân, nguyên nhân hay gặp là mang giày dép không thích hợp.
Nhược giáp, đau xơ cơ, suy nhược, bệnh do vi rút và một số thuốc cũng có thể dẫn đến đau nhức cơ.
Với tất cả những nguyên nhân này, rất cần ý kiến của người có chuyên môn.
Sái cơ
Sái cơ do chấn thương, tập luyện cường độ cao hoặc lao động chân tay thường xảy ra sau 1-2 ngày sau hoạt động.
Khi chúng ta tập luyện và kéo căng cơ sẽ tạo thành những chỗ rách “vi thể” mà cơ thể sẽ sửa chữa để hình thành khối cơ mới.
Khối cơ nạc càng nhiều thì cơ thể càng nhanh giảm cân hoặc cố định được cân nặng. Vì thế những chỗ rách “tí hon” này gây ra đau và cứng, được gọi là đau nhức cơ khởi phát chậm (DOMS).
6 cách đối phó với đau nhức cơ
Ăn nhiều đạm sau khi tập luyện
Bữa ăn giàu protein có thể giúp ích cho cơ, vì thế những thực phẩm như cá, trứng và đậu đỗ được khuyến nghị cho bữa trưa sau khi tập
Uống nhiều nước để không bị mất nước, tránh cà phê và bia rượu vì những đồ uống này gây mất nước nhiều hơn
Chườm đá
Tắm nước nóng ngay sau khi tập sẽ chỉ làm nặng thêm tình trạng đau nhức cơ.
Thay vào đó hay thử chườm đá ngay sau khi tập để làm chậm lưu lượng máu và ổn định nồng độ hoóc môn.
Thử dùng ma giê
Ma giê rất quan trọng để thư giãn cơ, vì thể bạn có thể dùng các thuốc giãn cơ hoặc chống viêm nếu thấy đau nhiều.
Các chuyên gia khuyên nên tắm bằng muối Epsom và nước tạo bọt ma giê để giảm đau nhức cơ.
Đừng quên vận động – ngay cả trong ngày nghỉ
Máu đến cơ càng nhiều, thời gian hồi phụ sẽ càng nhanh. Tuy chúng ta có xu hướng không làm gì cả và nghỉ ngơi để tránh đau cơ, song kéo giãn nhẹ nhàng và trở lại với các hoạt động bình thường mới là cách tốt nhất.
Đi bộ trong những ngày nghỉ giữa các buổi tập nặng là cách tốt để “hồi phục chủ động”.
Mát xa cơ
Mát xa cơ có thể giúp ích đối với đau cơ do mọi nguyên nhân và hỗ trợ cho điều trị. Nó giúp cơ thể thư giãn cả trước và sau khi stress xảy ra. Mát xa còn làm giảm sưng, tăng lưu lượng máu đưa ô xi và chất dinh sưỡng đến cơ, giúp cơ dễ dàng phục hồi hơn sau khi bị tổn thương.